Trà Việt: Về nguồn gốc, địa lý, giống cây trồng và thực tế hiện nay

Việt Nam là một đất nước của sự tương phản và ngành công nghiệp trà không nằm ngoài quy luật này. Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây trà phát triển ở vùng cận nhiệt đới phía Bắc và miền nhiệt đới phía Nam. Thêm vào đó, Việt Nam còn được xem như là cái nôi của trà. Tuy vậy nhưng nền công nghiệp trà của Việt Nam còn khá non trẻ. Đa dạng các sản phẩm trà đang trên đà phát triển mạnh, các dòng trà đặc sản cũng đã và đang gặt hái được những đột phá rất đáng kể. Bạn mong đợi những gì từ một chén trà Việt?

Lịch sử đất đai

Trong suốt chiều dài lịch sử, cây trà ở Việt Nam chủ yếu được khai thác ở các vùng trồng trà, trong khi văn hóa thưởng trà của giới quý tộc lại chủ yếu bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và các sản phẩm trà của họ. Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp đã nhìn thấy tiềm năng kinh tế và nắm bắt cơ hội, họ thúc đẩy sự phát triển của ngành chè Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa. Đây là nguồn cung cấp đáng kể cho nhu cầu của Pháp và các nước thuộc địa Bắc Phi. Nhưng sau giai đoạn phát triển ấn tượng này, ảnh hưởng bởi chiến tranh Thế giới thứ hai, ngành chè Việt Nam một lần nữa rơi vào đình trệ trong hàng thập kỷ. Vào những năm 1980, khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại, thì nền công nghiệp chế biến trà dần dần tăng trưởng, và đã đưa Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia sản xuất và xuất khẩu trà hàng đầu Thế giới (hiện đứng thứ 5 về khối lượng trà xuất khẩu).

đất đai việt nam
đất đai việt nam

Vị trí địa lý độc đáo của Việt Nam tạo ra sự khác biệt thú vị giữa phía Nam nhiệt đới và phía Bắc cận nhiệt đới, điều này ảnh hưởng đến khí hậu, nông nghiệp và con người rất rõ rệt. Việt Nam có địa hình dài theo hướng Bắc – Nam 1650km, và hẹp theo hướng Đông – Tây 600km, thậm chí chỗ hẹp nhất chỉ khoảng 50km. Về diện tích, Việt Nam nhỏ hơn một chút so với Nhật Bản, Đức và bang Montana của Mỹ nhưng lớn hơn một chút so với Na Uy, Ý và bang New Mexico.

Đáng nói hơn, diện tích Việt Nam có thể nằm trọn trong lòng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phần lớn lượng trà của Việt Nam được sản xuất trong các vùng nhỏ lẻ, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Thêm vào đó nền công nghiệp trà ở Việt Nam còn khá non trẻ, nên chưa thể có sự phong phú và đa dạng chủng loại như trà của Trung Quốc. Mặc dù vậy, sự khác biệt về thổ nhưỡng, địa hình, độ cao và phương thức chế biến cũng vẫn tạo ra nhiều lựa chọn khác nhau, tuy nhiên chưa có nét đặc trưng rõ nét giữa các vùng miền.

Có quá nửa các tỉnh thành của Việt Nam trồng trà, nhưng năng suất cao nhất tập trung vào Lâm Đồng (khu vực Tây Nguyên), Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang (khu vực Đông Bắc) và Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên (vùng Tây Bắc)…

Thị trường trà đặc sản còn non trẻ

Cũng như ở các nước sản xuất trà khác, chính phủ và các hiệp hội thương mại tại Việt Nam tập trung vào số lượng, chi phí, năng suất và sản lượng. Thực tế từ trước tới nay, đặc biệt ở Việt Nam, người ta vẫn coi trà là một loại hàng hóa được sản xuất hàng loạt và bán dựa trên việc cạnh tranh về giá cả thay vì nguồn gốc xuất xứ của chúng.

Thị trường dành cho trà đặc sản tuy mới và đang phát triển nhưng vẫn còn khá hẹp và nhỏ. Các nhà sản xuất và cung cấp đã bắt đầu chú ý đến thị trường này nhờ có sự quan tâm và tò mò ngày một lớn hơn của khách hàng trong và ngoài nước về các loại trà chất lượng từ các nguồn gốc “mới lạ hơn” như Việt Nam.

Đối với những ai đang tìm kiếm trà đặc sản Việt Nam, tôi gợi ý ba hướng: trà xanh truyền thống từ Tân Cương, Thái Nguyên; trà ô long mới du nhập từ Đài Loan và các loại trà khác được sản xuất từ những cây chè shan tuyết hoang dã.

Vùng Tân Cương

Các vùng trồng chè đáng chú ý ở vùng Đông Bắc Việt Nam được đánh số.

Trà xanh Tân Cương, Thái Nguyên là loại trà nổi tiếng nhất của Việt Nam, cũng là một trong hai loại trà được trao Bảo hộ chỉ dẫn địa lý (PGI) bởi chính phủ Việt Nam. Chứng nhận bảo hộ này chỉ dành cho một số ít các xã vùng Tân Cương và yêu cầu trà phải được lấy từ giống cây trà Trung Du. Trà Tân Cương hầu hết được sản xuất bởi các hộ gia đình nhỏ lẻ, họ tự chăm bón và chế biến. Theo cách làm truyền thống ở đây những cọng trà thành phẩm sẽ có hình như chiếc móc câu nhỏ.

đất đai tân cương - Thái Nguyên
đất đai tân cương – Thái Nguyên

Hiện nay chính quyền đã thực hiện một cách tích cực chương trình thay thế giống cây Trung Du vốn tuổi thọ cao nhưng năng suất thấp với các loại giống khác hiệu quả hơn. Vì thế diện tích trà Trung Du giảm đi một cách nhanh chóng trong vài năm gần đây. Việc duy trì và phát triển giống cây trà Trung Du từ đó cũng gặp nhiều khó khăn. Trước mắt việc thay thế giống trà là để giải quyết vấn đề kinh tế, tuy nhiên liệu lâu dài nó sẽ ảnh hưởng tới hương vị của dòng trà Tân Cương như thế nào, có thể vẫn còn là một câu hỏi cần giải đáp…

Hương vị đặc trưng mà Trà Tân Cương mang lại là hương vị của các vạt cỏ tươi, đi kèm với cốm mới, có thể có mùi của các loại hạt rang và đường nâu. Vị đăng đắng thoảng đâu đấy trên lưỡi rồi sau là hậu vị ngọt ngào kéo như của các loại hoa. Đến với trà Việt, có lẽ những người yêu thích trà xanh Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ cảm thấy thích thú và dễ dàng tiếp cận với trà Tân cương hơn là trải nghiệm ngay trà xanh hoang dã của Việt Nam với nhiều bản sắc đa dạng, phong phú.

Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở đây cũng không được quản lý chặt chẽ khiến cho nguồn gốc hàng hóa càng khó khăn hơn, chính vì thế người mua cần phải giữ cảnh giác. Nói về sự tràn lan của hàng giả, một người bạn trên mạng của tôi đã nhận xét rằng: “Tôi chưa bao giờ thấy loại trà Thái Nguyên nào được quảng cáo mà không khẳng định là trà Tân Cương cả.”

Trà ô long

Các vùng trồng chè đáng chú ý ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam được đánh số.

Từ sự bùng nổ trong sản xuất những năm 1990, trà Ô long Việt Nam bắt đầu phát triển một cách chóng mặt và thường xuyên hợp tác với các doanh nghiệp Đài Loan – đến mức mà đây có thể xem là hoạt động sản xuất tại nước ngoài. Mặc dù có những thương hiệu thuần Việt nhưng bí quyết, công nghệ và giống trà là của Đài Loan, hơn nữa, trà thành phẩm hầu hết được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan. Khi đó, trà sẽ được bán dưới danh nghĩa là trà Đài Loan, điều này cũng gây ra không ít xích mích với nhà sản xuất trà Đài Loan trong nước. Tôi đã chứng kiến số liệu về việc sản xuất trà Ô long ở Việt Nam, nó đã chiếm tới 20% cho doanh thu xuất khẩu với lợi nhuận lớn nhất trong số các loại trà.

đất đai tây nguyên
đất đai tây nguyên

Tất cả các giống trà Thúy Ngọc (Cui Yu), Kim Tuyên (Jin Xuan), Ô Long Tứ Qúy (Si Ji Chun) và Thanh Tâm (Qing Xin) được nhập khẩu từ Đài Loan, trong đó giống Kim Tuyên và Thúy Ngọc đã được canh tác trên quy mô lớn ở Việt Nam.

Các khu vực trồng và sản xuất trà Ô Long trọng yếu hầu hết tập trung ở tỉnh Lâm Đồng vùng Tây Nguyên, Sơn La vùng Tây Bắc và tỉnh Lạng Sơn vùng Đông Bắc. Mặc dù Lâm Đồng tọa lạc ở miền Nam của Việt Nam nhưng đây là tỉnh trồng trà có năng suất cao nhất trong cả nước. Tuy vậy, cá nhân tôi mới chỉ tìm thấy loại trà ô long Lâm Đồng có chất lượng tương đối tốt, nhưng để nói nổi bật thì chưa. Có lẽ đó là do khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt ở miền Nam không thuận lợi để làm ra sản phẩm trà xuất sắc. Hoặc đơn giản đây là ý kiến cá nhân của tôi mà thôi.

Tại các tỉnh phía Bắc, huyện Mộc Châu ở tỉnh Sơn La có thể sản xuất rất nhiều loại trà ô lông có hương vị xuất sắc như ô long xanh, đỏ hay Đông Phương Mỹ Nhân còn trà Ô Long Lạng Sơn hiện tôi chưa tìm hiểu được nhiều.

Những giống trà hoang dã

Các vùng trồng chè đáng chú ý ở vùng Tây Bắc Việt Nam được đánh số.

Việt Nam là một trong số ít những quốc gia có các giống cây trà dại bản địa. Việc phát triển rộng rãi của chúng liên quan tới chuyến di cư vào Nam của các nhóm du mục dân tộc thiểu số mặc dù nó có thể là di tích của sự trồng trọt trong quá khứ thay vì thực sự hoang dã trong thiên nhiên. Người ta thường để cây phát triển một cách tự nhiên thành các cây bé, và có những bụi cây không được chăm bón trồng trọt thì sẽ mọc lên nhiều và nhanh chóng. Ở Việt Nam, trà hoang dã thường bán trên thị trường dưới tên trà Shan Tuyết, được dịch theo nghĩa đen là “núi tuyết” với ngụ ý tuyết như những sợi tóc bạc trên cành lá xanh non.

đất đai tây bắc
đất đai tây bắc

Cây dại và shan tuyết có thể tương tự nhau nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Ví dụ, có một loại trà khác được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam gọi là trà Shan Tuyết Mộc Châu. Kỳ lạ là tôi chưa bao giờ thấy loại trà này nhưng theo một số thông tin trên mạng, nó được sản xuất từ giống cây Shan của người nông dân thay vì từ thiên nhiên. Tôi nghĩ rằng cây trà hoang dã phải là những cây cổ thụ lớn lên trong các môi trường sinh học tự nhiên mà không có sự can thiệp của nào của con người ngoài việc thu hoạch. Dù như thế sẽ không có bất kỳ một chứng nhận nào nhưng việc này làm cho chúng “tự nhiên hơn” là “hữu cơ”. Nếu như không có sự nỗ lực bảo vệ và quản lý nhãn hiệu “Shan Tuyết” thì trong tương lai, một cơ hội tốt cứ như vậy bị bỏ qua.

Trong những năm tôi tham gia tìm hiểu về trà Việt, số lượng người quan tâm tới trà hoang dã ngày một nhiều. Có thời điểm chỉ có những vùng như Suối Giàng, Tà Xưa nổi tiếng với thức trà hoang dã thơm ngon nhưng hiện tại những nơi khác ở Đông Tây cũng và Đông Bắc đều đã có thể đạt tới trình độ tương tự. Những cây dại có mật độ tập trung cao nhất quanh các dãy núi Tây Côn Linh (Hà Giang) và Hoàng Liên Sơn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái). Một điều tuyệt vời là những diện tích trà hoang dã đáng chú ý ở Hà Giang hay Lai Châu đều có tiềm năng phát triển nhưng lại bị kìm hãm bởi sự thiếu hụt trong cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và truyền thông.

Bên cạnh đó, những năm gần đây là ngày càng nhiều thương nhân Trung Quốc đang mua lại hoàng trà hoang dã với số lượng đáng kể. Người ta nghi ngờ rằng lượng trà này qua bên kia biên giới Trung Quốc sẽ thành lá trà thô (mao cha) cho sản phẩm trà Phổ Nhĩ được bán ra ngoài thị trường. Theo nhiều cách, điều này có lợi cho nhà sản xuất địa phương vì họ được trả mức giá tốt và nhận các đơn hàng thường xuyên. Mặt khác, trà Ô Long kinh doanh ở Đài Loan thì không mang lại danh tiếng hay giá trị cho các thương hiệu trà Việt.

minh họa phơi trà
minh họa phơi trà

Lá trà hoang dã có thể được dùng làm trà xanh, trà đen, bạch trà và phổ nhĩ, trong khi người dân bản địa hầu như luôn tiêu thụ trà xanh. Việc sản xuất bạch trà và phổ nhĩ là đổi mới gần đây mang lại giá trị cao hơn, đồng thời nhiều loại trà được dự đoán sẽ phát triển trong tương lai gần khi kỹ thuật và marketing được cải thiện. Tôi chưa phát hiện ra loại trà Ô Long chất lượng nào làm từ lá trà dại dẫu có một vài nhà máy đã sản xuất ra chúng. Chúng tôi đã bắt tay cùng với một người bạn nông dân ở Sơn La vào công cuộc nghiên cứu và thử nghiệm nhưng kết quả ban đầu nhận được thật đáng thất vọng.

Những người mới uống trà cần một thời gian trải nghiệm mới dần dần thưởng được vị trà hoang dã – đặc biệt là lục trà và bạch trà vì chúng thường không có độ thơm như trà được nuôi trồng. Khó để đưa ra lời giải thích cho việc này nhưng dù vì bất kỳ lý do nào, lá trà dại mất một lúc để có thể trở mình tỏa hương trong chén nước. Một loại trà ngon thì vị càng đậm càng rõ ở cổ họng hơn là trên lưỡi và vẫn giữ được sự sâu sắc dẫu sau bao lần pha trà. Theo kinh nghiệm, một số người không thể hợp với loại trà này nhưng số khác một khi đã quen thuộc với trà hoang dã thì khó mà trở lại với sản phẩm nuôi trồng.

Có khá nhiều ý kiến về giống trà hoang dã ở Việt Nam nhưng đối với tôi, các luận cứ vẫn còn rối rắm và không thể đi tới kết luận. Lần đầu biết đến loại trà hoang dã, tôi đã vui vẻ xem đó là giống trà var. assamica nhưng đến nay tôi đã được tiếp xúc với nhiều giả thuyết từ var. parvifolia (hay cambodiensis), var. pubilimba, var. shan và thậm chí là Camellia taliensis. Chủ đề tranh luận này đã bùng nổ trên các trang mạng nhưng chưa thể tìm được tiếng nói chung. Một số nhà quan sát giữ vững niềm tin rằng tất cả cây hoang dã ở Việt Nam đều từ một giống cụ thể hoặc sự đa dạng nhiều chủng loại là không thể có. Cá nhân tôi nghĩ cần một thời gian để có đánh giá chính xác. Địa lý nhân văn và những biên giới quốc tế đang thay đổi (biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam không được xác lập cho tới sau chiến tranh Pháp – Thanh năm 1884) khiến cho giả thuyết có một giống đặc thù ở Việt Nam khó xảy ra. Cây cối thì không liên quan tới biên giới quốc gia và một số diện tích cây hoang dã xa đến nỗi được bao giờ có ai khảo sát đầy đủ. Có lẽ trong tương lai, xét nghiệm gen sẽ làm được điều này.

Thú vị hơn là gần đây chúng tôi đã cung cấp mẫu vật cho nghiên cứu đang được tiến hành bởi một bộ phận của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Phân tích ban đầu cho thấy sự chia cách về mặt không gian nhiều năm qua có thể đã tạo ra một nhóm thực vật đặc thù ở Việt Nam. Có thể đây cũng là loại thực vật minh chứng cho sự tiến hóa trong văn hóa.

Nhân giống và giống cây

Một trong những sáng kiến đầu tiên trong ngành trà là thành lập trung tâm nghiên cứu ở tỉnh Phú Thọ (1918). Tiếp nối nó hiện nay là Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Núi Phía Bắc (NOMAFSI) tiếp tục quản lý kho giống cây trồng và phát triển giống mới phục vụ những người nông dân. Trong khi các cây trà ở Việt Nam có nguồn gốc từ địa phương và Trung Quốc, đất nước này lại tự hào về những giống cây được chứng thực bởi Liên Hiệp Quốc bao gồm loại cây có nguồn gốc tổ tiên từ Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Georgia và Sri Lanka.

Để nền công nghiệp trà giữ được sự tăng trưởng bền vững thì cần đặt trọng tâm vào phát triển các loại cây có năng suất cao hơn và cải thiện khả năng chống hạn hán, bệnh tật và sâu bệnh. Do đó, nông dân đã được khuyến khích thay thế nguồn năng suất thấp hiện tại bằng các giống cây trồng hợp pháp mới có hiệu suất tốt hơn. Chúng chủ yếu bao gồm:

● PH1 (Camellia sinensis var assamica): được nhập khẩu từ Assam, Ấn Độ – thích hợp để sản xuất trà đen.
● TRI 777 (Camellia sinensis var pubilimba): được nhập khẩu từ Sri Lanka – dùng để làm trà xanh.
● Kim Tuyên (giống Jin Xuan): được nhập khẩu từ Đài Loan và sử dụng để sản xuất trà ô long và trà xanh. ● Phúc Vân Tiên (giống lai tạo): một giống lai giữa Bạch Trà Phúc Đỉnh (Fuding Dabaicha) và giống cây lá rộng Vân Nam – dùng để sản xuất trà xanh và đen.
● LDP1 (giống lai tạo): tạo bởi NOMAFSI giữa dòng PH1 và Bạch Trà Phúc Đỉnh (Fuding Dabaicha) – chủ yếu để làm trà đen.
● LDP2 (giống lai tạo): lai bởi NOMAFSI giữa hai giống PH1 và Fuding Dabaicha, năng suất cao hơn – dùng để sản xuất trà đen.

Các giống cây trồng quan trọng khác hiện đang được trồng ở Việt Nam là: Bát Tiên (Ba Xian) ở Trung Quốc, nhưng được nhập từ Đài Loan); Thúy Ngọc (Cui Yu), Tứ Quý (Si Ji) và Thanh Tâm (Qing Xin) – một giống Ô Long nhập từ Đài Loan; và Trung Du – một giống lâu đời hơn nhiều (var. sinensis f. Macrophylla, phân thứ giống lá rộng của Vân Nam) lấy được từ trung tâm Phú Thọ trước đây và được trồng rộng rãi bằng hạt giống ở tỉnh Thái Nguyên.

Đằng sau giống cây trồng TRI 777 là một câu chuyện thú vị ở chỗ nguồn gốc của nó từ tỉnh Sơn La ở Việt Nam. Hạt giống gửi đến Sri Lanka vào năm 1937 được phát triển để trở thành giống cây trồng được quốc gia công nhận trước khi được nhập khẩu trở lại Việt Nam vào năm 1977. Một điều bất thường thú vị khác là ở Việt Nam, nó được phân loại là var. pubilimba trong khi đó, ở Sri Lanka, là var. assamica hoặc var. parvifolia. Một trường hợp về phân loại cây chè không chỉ có hai màu màu đen và trắng như chúng ta mong đợi!

NOMAFSI cũng bảo quản một kho trà hoang dã (hoặc shan) được duy trì ở một trung tâm cao hơn ở Hà Giang chứ không phải ở Phú Thọ. Ngoài các giống được đề cập ở trên, NOMAFSI cũng đã phát triển một số giống trà dựa trên shan để mở rộng ngành công nghiệp này.

Mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2014, Việt Nam đã sản xuất 93.000 tấn chè đen và 95.500 tấn trà xanh, trong đó có 71.500 và 64.500 tấn đã được xuất khẩu lần lượt. Họ đã sản xuất 240.000 tấn trong thống kê gần đây nhất năm 2016. Cũng năm đó, trong bản trình lên Nhóm Liên Chính Phủ về trà của FAO tháng 5 năm 2016:Tầm nhìn trung hạn, Việt Nam đã dự kiến tăng sản lượng trà đen một cách chậm rãi nhưng đưa ra một kế hoạch tham vọng cho trà xanh với mục tiêu xuất khẩu đạt 285.000 tấn vào năm 2024 – củng cố vị trí nhà xuất khẩu trà xanh lớn thứ hai trên thế giới. Với một kế hoạch tăng trưởng như vậy, Việt Nam đã tập trung vào các giống cây có năng suất cao hơn.

Thật không may, thống kê của FAO chỉ nhận biết được trà đen và trà xanh chứ không phân loại riêng các loại khác. Việc cho rằng trà Ô Long bao gồm trà xanh và tạo nên một phần quan trọng trong kế hoạch của Việt Nam là hợp lý. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng dự báo sẽ có sự tăng trưởng 10% hằng năm trong sản xuất lục trà thì một câu hỏi được đặt ra: Cầu sẽ đến từ đâu để đáp ứng cung?

Tất cả các loại trà chính đều được sản xuất tại Việt Nam. Trà đen, xanh và trà ô long được chế biến với số lượng lớn từ trà được nuôi trồng, trong khi trà đen, lục trà, bạch trà và trà lên men được sản xuất với số lượng nhỏ hơn rất nhiều từ cây hoang dã. Một loại trà với tên địa phương là trà vàng cũng được sản xuất từ lá cây dại nhưng được áp dụng quy trình gần với trà phổ nhĩ thô (sheng puerh) hơn so với trà vàng được sản xuất tại Trung Quốc.

Các thị trường xuất khẩu chính của trà đen Việt Nam là Nga, Pakistan, Bangladesh và Trung Đông. Một số công ty đa quốc gia lớn tham gia vào việc sản xuất trà đen. Phần lớn trà xanh được sản xuất bởi những hộ sản xuất nhỏ hoặc cá nhân nông dân, họ có thể tự làm ra thức trà của họ hoặc bán lá trà tươi cho các nhà máy xung quanh. Điểm nhập khẩu chính của Lục Trà Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan và 1 số nước Đông Nam Á khác.

Lời cuối

Việt Nam tiếp tục tập trung vào các sản phẩm hàng hóa thị trường đại chúng và điều này cũng dễ hiểu vì đây là một nguồn doanh thu xuất khẩu cũng như lao động quan trọng. Việc giới thiệu các giống mới đã chứng minh cho sự thành công trong những cải tiến về năng suất và chất lượng của hàng hóa về trà đã. Tuy nhiên, nhìn chung, danh tiếng của trà Việt vẫn ở dưới mức trung bình.

Thị trường trà chất lượng cao vẫn còn tương đối nhỏ mặc dù đã có những dấu hiệu về sự phát triển đáng khích lệ. Việt Nam có thể tự hào về điều kiện lý tưởng để sản xuất nguyên liệu lá trà tuyệt vời nhưng chúng vẫn chưa được chế biến thành sản phẩm cuối cùng có chất lượng hàng đầu. Lợi nhuận tài chính hầu hết thu được là nhờ loại trà sản xuất hàng loạt thay vì trà đặc sản phải dựa vào danh tiếng và sự tán thành. Trong bối cảnh này, kinh doanh trà Việt Nam dưới tên trà Trung Quốc hay Đài Loan là một cách có thể cân nhắc.

Sẽ thật tuyệt khi nghĩ rằng Việt Nam có thể phát triển các loại trà với bản sắc riêng của họ thay vì cố gắng sản xuất các sản phẩm sao chép Trung Quốc giá rẻ như trà Long Tỉnh hoặc trà Thiết Quan Âm. Quá trình này có thể chậm nhưng tôi tin tưởng rằng những phát triển tích cực trong những năm gần đây trong việc tăng cường nhận thức về trà Việt Nam chất lượng có thể tiếp tục. Tôi mong những ai đang tò mò có thể đến và thử trà của họ.

Nguồn: https://www.killgreen.io/main/vietnamese-tea-origin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *