Trà xanh

Trà xanh là một loại tr{ được làm từ búp của cây Camellia sinensis, nhưng chưa trải qua công đoạn làm héo và oxy hóa giống như qu| trình làm trà ô long và trà đen. Trà xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc, kể từ đó việc sản xuất và chế biến nó đ~ lan sang c|c nước khác ở Đông .

Có một số giống hay được trồng để chế biến trà xanh, hầu hết đều được lai từ giống C. sinensis. Có sự khác nhau về hương vị giữa các loại trà xanh chủ yếu do giống, điều kiện trồng trọt, phương ph|p chăm sóc, chế biến sản xuất và thời điểm thu hoạch.

Hai thành phần quan trọng của trà xanh là “catechin” và “theanine”, bởi tác dụng đặc biệt của chúng đối với sức khỏe của chúng ta.

Lịch sử

Việc sử dụng trà xanh được ghi nhận đầu tiên ở Trung Quốc trong thời ho{ng đế Thần Nông trị vì.

Cuốn sách Trà Kinh của Lục Vũ v{o khoảng năm 618–907 sau Công nguyên (đời nh{ Đường) (The Classic of Tea, giản thể: 茶经; phồn thể: 茶經; bính }m: ch|jīng), được coi l{ kinh thư lịch sử quan trọng về trà xanh. Sách Kissa Yojoki (Book of Tea, lit. Record [of] Drinking Tea [for] Nourishing Life/Uống tr{ dưỡng sinh ký/ 喫茶養生記) của nhà tu hành Eisai phái Thần Tông năm 1211, có nói về các uống trà có thể ảnh hưởng tới 5 bộ phận quan trọng của cơ thể, mô tả hình dạng cây trà, hoa và lá trà, cách trồng và chế biến trà xanh.

Cách pha

Hãm, hoặc ủ, là quá trình pha trà từ trà khô v{ nước nóng, thường sử dụng 2 gam (0,071 oz) trà cho 100 mililit (3,5 imp fl oz; 3,4 US fl oz) nước (H2O) hoặc khoảng 1 thìa cà phê trà xanh trên mỗi cốc 150 ml. Nhiệt độ nước để pha trà xanh dao động từ 61 °C (142 °F) đến 87 °C (189 °F) và thời gian hãm từ 30 gi}y đến ba phút.

Nói chung, các loại trà xanh chất lượng thấp hơn sẽ được pha với nóng hơn v{ l}u hơn trong khi c|c loại trà chất lượng cao hơn sẽ được pha với nước nguội hơn v{ thời gian hãm ngắn hơn, nhưng thường là nhiều lần (2–3 lần). Các loại trà chất lượng cao hơn như gyokuro sử dụng nhiều trà hơn v{ được pha nhiều lần với thời gian hãm ngắn. Thường hãm trà với nước quá nóng hoặc quá lâu sẽ giải phóng nhiều tannin, dẫn đến nước trà sẽ có vị đắng, chát. Hương vị trà cũng bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật pha; hai yếu tố quan trọng trong khi pha trà xanh là làm nóng ấm/khải trước tránh trà bị nguội nhanh và thứ hai là cho trà vào trong ấm rồi thêm dần nước nóng trong quá trình uống.

Chiết xuất

Polyphenol được tìm thấy trong trà xanh bao gồm epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin gallate, epicatechin và flavanol, đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về tác dụng của chúng trên cơ thể sống. Các thành phần khác bao gồm ba loại flavonoid, được gọi là kaempferol, quercetin và myricetin. Với cùng lượng, thì h{m lượng trung bình của flavonoid và catechin trong một tách tr{ xanh cao hơn ở thức ăn v{ đồ uống khác.

Tr{ xanh được chiết xuất bằng cách ngâm trong dung dịch cồn, dung dịch này có thể được cô đặc thêm ở các mức độ khác nhau. Chất chiết xuất được bán không cần kê đơn ở dạng lỏng, bột, viên nang và viên nén và có thể chứa tới 17,4% tổng trọng lượng caffein, phiên bản không chứa caffein cũng có sẵn.

Tác động sức khỏe

Tr{ xanh thông thường có 99,9% l{ nước, cung cấp 1 kcal trên 100 ml, không có h{m lượng dinh dưỡng đ|ng kể (bảng) và chứa các chất hóa học thực vật như polyphenol và caffein.

Nhiều tuyên bố đ~ được đưa ra về lợi ích sức khỏe của tr{ xanh, nhưng nghiên cứu l}m s{ng trên người không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về lợi ích này. Vào năm 2011, một nhóm các nhà khoa học đ~ công bố một báo cáo về tác dụng đối với sức khỏe theo yêu cầu của Ủy ban Châu Âu, uống trà xanh có thể tăng cường sự tỉnh táo về tinh thần do có caffein, uống thường xuyên có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch, giảm c}n…nhưng chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng.

Một đ|nh gi| năm 2020 của Cochrane Collaboration đ~ liệt kê một số tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm rối loạn tiêu hóa, nồng độ men gan cao hơn v{ hiếm gặp hơn l{ mất ngủ, tăng huyết áp và phản ứng da.

Ung thư

Người ta cho rằng uống tr{ xanh thường xuyên có thể ức chế sự phát triển của ung thư bằng c|ch ngăn ngừa “tổn thương tế bào” dựa trên c|c đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Tuy nhiên, tr{ xanh tương t|c với thuốc hóa trị liệu bortezomib (Velcade) và các chất ức chế proteasome dựa trên axit boronic khác, nên hạn chế sử dụng với những đối tượng đang dùng c|c loại thuốc trên.

Bệnh tim mạch

Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan s|t đ~ b|o c|o rằng việc uống trà xanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ. Phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy rằng tiêu thụ trà xanh trong 3–6 tháng có thể giúp giảm nhẹ (khoảng 2–3 mm Hg mỗi loại) huyết |p t}m thu v{ t}m trương. Một đ|nh gi| hệ thống riêng biệt và phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát cho thấy rằng tiêu thụ 5-6 tách trà xanh mỗi ng{y có liên quan đến việc giảm nhẹ huyết áp tâm thu (2 mmHg), nhưng không dẫn đến sự khác biệt đ|ng kể về huyết |p t}m trương.

Mỡ máu

Uống trà xanh hoặc uống thực phẩm chức năng từ trà xanh làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu (khoảng 3–7 mg/dL), cholesterol LDL (khoảng 2 mg/dL) và không ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol HDL hoặc triglyceride. Một phân tích tổng hợp Cochrane năm 2013 về các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát trong thời gian d{i hơn (thời gian> 3 th|ng) đ~ kết luận rằng tiêu thụ trà xanh làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL trong máu.

Sản xuất

Năm 2013, sản lượng chè xanh toàn cầu đạt xấp xỉ 1,7 triệu tấn, với dự báo sản lượng sẽ tăng gấp đôi v{o năm 2023. Tính đến năm 2015, Trung Quốc cung cấp 80% thị trường chè xanh của thế giới, dẫn đến xuất khẩu chè xanh của nước này tăng 9% mỗi năm, trong khi xuất khẩu 325.000 tấn v{o năm 2015. Năm 2015, Mỹ l{ nước nhập khẩu chè xanh lớn nhất của Trung Quốc (6.800 tấn), tăng 10% so với năm 2014 v{ Anh nhập khẩu 1.900 tấn, tăng 15% so với năm 2014.

Trồng trọt, thu hoạch và chế biến

Tr{ xanh được chế biến và trồng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào loại trà xanh mong muốn. Kết quả của c|c phương ph|p n{y l{ lượng polyphenol và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được giữ lại tối đa, ảnh hưởng đến hương thơm và mùi vị. C|c điều kiện sinh trưởng có thể được chia thành hai loại cơ bản – loại trồng dưới ánh nắng mặt trời và loại trồng dưới bóng r}m. C|c c}y tr{ được trồng theo h{ng, được cắt tỉa để tạo chồi một c|ch thường xuyên v{ thường được thu hoạch ba lần mỗi năm. Đợt thu hoạch đầu tiên diễn ra vào cuối th|ng 4 đến đầu tháng 5. Vụ thu hoạch thứ hai thường diễn ra từ th|ng 6 đến tháng 7 và vụ hái thứ ba diễn ra vào cuối th|ng 7 đến đầu th|ng 8. Đôi khi, cũng sẽ có vụ thu hoạch thứ tư. Lần ra hoa đầu tiên vào mùa xuân mang lại những chiếc lá chất lượng tốt nhất, với gi| cao hơn.

Búp trà sau khi hái được chế biến bằng phương ph|p thủ công hoặc máy móc. Phơi nắng, sấy than, hoặc sao bằng chảo là những phương ph|p thủ công phổ biến. Sấy khô bằng máy, lồng sao hoặc hấp là những phương ph|p hiện đại phổ biến. Trà sau công đoạn sao giòn (độ ẩm còn khoảng 5%) được bảo quản trong tủ lạnh có độ ẩm thấp trong túi giấy 30 hoặc 60 kg ở 0–5 °C (32–41 °F). Khi cần bán, người sản xuất sẽ mang trà ra thực hiện khâu cuối cùng, gọi l{ “lên hương”, sau đó đóng gói. Làm theo qui trình này, trà xanh sẽ có thời hạn sử dụng l}u hơn v{ hương vị thơm ngon hơn.

Trà xanh ở Đông Á

Trà xanh lá rời là loại trà phổ biến nhất ở Trung Quốc ít nhất là từ thời Nam Tống. Trà xanh của Trung Quốc ban đầu cũng được hấp, giống như ở Nhật Bản ngày nay, sau thời kỳ đầu của triều đại nhà Minh, trà thường được chế biến bằng cách sao bằng chảo. C|c quy trình kh|c được sử dụng ở Trung Quốc ngày nay bao gồm sao bằng chảo (oven-firing), sao bằng bom/lồng (basket-firing), sấy khô v{ phơi nắng. Chè xanh là loại chè được sản xuất rộng rãi nhất ở Trung Quốc, với 1,42 triệu tấn được trồng v{o năm 2014.

Một số loại trà xanh phổ biến được sản xuất tại Trung Quốc ngày nay bao gồm:

trà bích loa xuânBích Loa Xuân (Biluochun 碧螺春 Green Snail Spring)

Được sản xuất tại Giang Tô, loại trà này được đặt tên theo hình dạng của những chiếc lá cuộn lại như những con ốc sên.
trà trân miTrân Mi (Chun Mee 珍眉)

Được biết đến bằng tiếng Anh với tên tiếng Quảng Đông v{ phổ biến bên ngoài Trung Quốc. Nó có hương vị giống mận. Chun Mee nghĩa l{ “h{ng lông m{y quý”.
trà châu tràChâu Trà (Gunpowder tea 珠茶)

Một loại tr{ được sấy khô để mỗi l| được cuộn lại thành một viên nhỏ giống như thuốc súng.
trà hoàng sơn mao phongHoàng Sơn Mao Phong (Huangshan Maofeng 黄山毛峰)

Một loại tr{ mao phong được trồng ở vùng tiểu khí hậu của d~y núi Ho{ng Sơn, tỉnh An Huy. Trà này được thu hoạch bằng cách hái hai l| có kích thước bằng nhau và một chồi non còn nguyên vẹn.
trà long tỉnhLong Tỉnh (Longjing 龍井茶)

Còn được gọi l{ tr{ “Dragon Well – Giếng Rồng”. Được trồng ở Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang. Long Tỉnh là loại trà xanh sao chảo nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Hương vị đặc biệt của Long Tỉnh một phần bắt nguồn từ đặc tính của vùng nguyên liệu.
trà lục an qua phiếnLục An Qua Phiến (Lu’an Melon Seed 六安瓜片)

Được trồng ở tỉnh An Huy. Không giống như c|c loại tr{ điển hình của Trung Quốc, hai l| được hái riêng biệt từ mỗi nhánh, không có tôm và không có cuống. Được thu hoạch vào cuối mùa, nó có hương vị cỏ hơn c|c loại tr{ xanh điển hình của Trung Quốc.
trà thái bình hầu khôiThái Bình Hầu Khôi (Taiping Houkui 太平猴魁)

Được trồng ở tỉnh An Huy. Sử dụng một giống cây có lá to bất thường. Quá trình sản xuất làm phẳng lá trà, tạo ra cái gọi là hình dạng “hai con dao và một cây sào” từ lá và thân.
trà tân dương mao giámTân Dương Mao Giám (Xinyang Maojian 信陽毛尖)

Một loại trà Mao Giám được trồng ở Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Trà Mao Giám được thu hoạch bằng cách hái một búp và một lá cùng nhau.

Nhật Bản

Hạt trà lần đầu tiên được đưa đến Nhật Bản v{o đầu thế kỷ thứ 9 bởi c|c nh{ sư Phật gi|o Saicho v{ Kūkai. Trong thời kỳ Bình An (Heian, 794–1185), Thiên Hoàng Tha Nga (Saga) đ~ giới thiệu tập tục uống trà cho hoàng gia. Thiền sư Eisai (1141–1215), người sáng lập trường phái Phật gi|o Rinzai, đ~ mang hạt trà từ Trung Quốc đến trồng ở nhiều nơi kh|c nhau ở Nhật Bản. Eisai chủ trương rằng tất cả mọi người chứ không chỉ các nhà sư Phật giáo hay giới thượng lưu cần uống trà, vì những lợi ích cho sức khỏe.

Vùng sản xuất tr{ l}u đời nhất ở Nhật Bản là Uji, nằm gần cố đô Kyoto. Người ta cho rằng những hạt giống do Eisai gửi đ~ được trồng ở Uji, trở thành nền tảng của ngành chè ở đó. Ngày nay, loại trà cao cấp đắt tiền nhất của Nhật Bản vẫn được trồng ở Uji. Khu vực sản xuất chè lớn nhất hiện nay là tỉnh Shizuoka, chiếm 40% tổng sản lượng sencha của Nhật Bản. Các khu vực sản xuất trà lớn khác bao gồm đảo Kyushu và các quận Shiga, Gifu và Saitama ở trung tâm Honshu.

Tất cả tr{ thương mại được sản xuất tại Nhật Bản ngày nay là trà xanh, mặc dù trà đen cũng đ~ từng được sản xuất vào cuối thế kỷ 19 v{ đầu thế kỷ 20, tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn. Sản xuất chè của Nhật Bản được cơ giới hóa mạnh mẽ v{ được đặc trưng bởi việc sử dụng công nghệ và quy trình hiện đại để tăng năng suất và giảm nhân công. Do chi phí thuê lao động ở Nhật Bản rất cao, chỉ những loại trà chất lượng cao nhất mới được hái và chế biến thủ công theo cách truyền thống.

Các loại trà xanh của Nhật Bản có dạng dẹt, hình kim và màu xanh đậm. Không giống như c|c loại trà của Trung Quốc, hầu hết các loại trà của Nhật Bản được diệt men bằng cách hấp chứ không phải sao bằng chảo. Điều này tạo ra màu sắc đặc trưng của chúng và tạo ra hương vị cỏ, ngọt ng{o hơn. Sau đó, quy trình vò-sấy cơ học sẽ làm khô lá trà thành hình dạng cuối cùng. Nước trà xanh Nhật Bản thường đục do lượng chất rắn hòa tan cao hơn.

Hầu hết các loại trà Nhật Bản được pha trộn từ nguyên liệu được trồng ở các vùng khác nhau, họ ít chú trọng đến đặc tính địa phương như ở thị trường Trung Quốc. Do sản lượng chè có thể được sản xuất tại Nhật Bản là hạn chế nên phần lớn sản lượng được dành cho thị trường chè cao cấp.

Mặc dù có nhiều giống tr{ thương mại tồn tại ở Nhật Bản, nhưng phần lớn trà Nhật Bản được sản xuất bằng giống Yabukita được phát triển vào những năm 1950.

Các loại trà xanh phổ biến của Nhật Bản bao gồm:

trà banchaBancha (番茶)

Cùng vùng nguyên liệu với sencha, tuy nhiên bancha được làm từ những lá trà hái lại sau khi đ~ thu h|i để sản xuất sencha. Bancha có hương vị hơi đậm hơn.
trà genmaichaGenmaicha (玄米茶)

Được làm bằng cách kết hợp sencha với gạo rang.
trà gyokuroGyokuro (玉露)

Được che nắng (bằng lưới đen) trong ba tuần trước khi hái, gyokuro là một trong những loại tr{ đặc biệt nhất được sản xuất tại Nhật Bản. Kỹ thuật che mát mang lại hương vị ngọt ngào và m{u tr{ xanh hơn do lượng chất diệp lục cao. Trà Gyokuro gắn liền với vùng Uji, vùng trồng chè đầu tiên của Nhật Bản. Gyokuro được thường được làm từ các giống trà lá nhỏ.
trà hojichaHōjicha (焙じ茶)

Loại tr{ n{y được làm bằng cách rang sencha
hoặc bancha với cành kukicha.
trà kabusechaKabusecha (かぶせ茶)

Tương tự như gyokuro, kabusecha chỉ được che nắng một tuần trước khi h|i. Hương vị của nó có phần giống với hương vị của gyokuro v{ sencha bình thường.
trà kukichaKukicha (茎茶)

Một loại trà pha trộn từ lá sencha và thân cây.
trà matchaMatcha (抹茶)

Giống như gyokuro, matcha được che mát trước khi h|i. L| được hái và chế biến gọi là tencha. Sản phẩm n{y sau đó được nghiền thành bột mịn, đó l{ matcha. Do bột trà rất dễ hỏng nên matcha thường được bán với số lượng ít. Nó thường kh| đắt. Matcha là loại tr{ được sử dụng trong tr{ đạo Nhật Bản. Nó được pha bằng cách khuấy trà với nước nóng khoảng 80 0C trong một c|i b|t, cho đến khi bề mặt nổi bọt. Nếu nước quá nóng, trà có thể trở nên qu| đắng.
trà senchaSencha (煎茶)

Loại tr{ n{y được sản xuất trong suốt mùa trà và là loại tiêu chuẩn ngày nay, chiếm 80% tổng số tr{ được sản xuất tại Nhật Bản. 90% sencha được trồng từ giống Yabukita.
trà shinchaShincha (新茶)

Vụ thu hoạch trà sớm đầu tiên, được hái trước lần xả đầu tiên, được gọi là shincha. Shincha được làm từ những chiếc lá mới mọc non nhất v{ được hái từ đầu th|ng 4 đến đầu th|ng 5. Shincha thường đề cập đến việc thu hoạch sencha sớm, nhưng có thể đề cập đến bất kỳ loại tr{ n{o được h|i v{o đầu mùa, trước vụ thu hoạch chính. Do số lượng hạn chế được sản xuất, shincha được đ|nh gi| cao v{ đắt đỏ.

Hàn Quốc

Theo Ghi chép về Gaya (Gaya là một thành phố của quận Gaya thuộc bang Bihar, Ấn Độ.) được trích dẫn trong Hồi ký Tam Quốc, nữ hoàng huyền thoại Hứa Hoàng Ngọc (Heo Hwang-ok), công chúa của Ayodhya (Ayodhya là một thành phố và quận lỵ của quận Faizabad thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) kết hôn với Vua Suro của Gaya, đ~ mang c}y tr{ từ Ấn Độ và trồng nó ở Baegwolsan, một ngọn núi ở Changwon hiện tại. Tuy nhiên, có một quan điểm được chấp nhận rộng rãi rằng việc trồng các bụi trà một cách có hệ thống bắt đầu từ việc giới thiệu văn hóa tr{ Trung Quốc bởi c|c nh{ sư Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ 4. Trong số những ngôi chùa Phật giáo sớm nhất ở Hàn Quốc, Bulgapsa (được thành lập năm 384, ở Yeonggwang), Bulhoesa (được thành lập năm 384, ở Naju) v{ Hwaeomsa (được thành lập ở Gurye, năm 544) được cho l{ nơi sinh của văn hóa tr{ H{n Quốc. Trà xanh thường được d}ng lên Đức Phật, cũng như cho linh hồn của tổ tiên đ~ khuất.

Văn hóa tr{ tiếp tục thịnh vượng trong triều đại Goryeo (Cao Ly), với việc dâng trà là một phần của các nghi lễ quốc gia lớn nhất và các thị trấn tr{ được hình th{nh xung quanh c|c ngôi đền. Cách hành lễ Seon-Phật giáo chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong triều đại Joseon (Triều Tiên), văn hóa tr{ H{n Quốc đ~ trải qua quá trình thế tục hóa, cùng với chính văn hóa H{n Quốc. Nghi thức cúng giỗ tổ tiên của Hàn Quốc (jesa), còn được gọi là charye (차례; 茶禮, “nghi thức trà”), có nguồn gốc từ darye (다례; 茶禮, “nghi thức trà”), tập tục d}ng tr{ như một nghi thức tổ tiên đơn giản của hoàng gia và tầng lớp quý tộc ở Joseon.

Văn hóa tr{ của Hàn Quốc đ~ bị người Nhật tích cực đ{n |p trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng (1910‒1945), v{ Chiến tranh Triều Tiên sau đó (1950‒1953) khiến truyền thống trà của Hàn Quốc càng khó tồn tại hơn. Việc phục hồi phong cách uống trà của Hàn Quốc bắt đầu vào những năm 1970, xung quanh Dasolsa. Sản xuất tr{ xanh thương mại ở Hàn Quốc chỉ bắt đầu vào những năm 1970. Đến năm 2012, ng{nh n{y đ~ sản xuất ra lượng chè bằng 20% so với Đ{i Loan v{ 3,5% so với Nhật Bản. Trà xanh không phổ biến như c{ phê hay c|c loại trà khác ở Hàn Quốc hiện đại. Mức tiêu thụ tr{ xanh bình qu}n đầu người h{ng năm ở Hàn Quốc v{o năm 2016 l{ 0,16 kg (5+1⁄2 oz), so với 3,9 kg (8 lb 10 oz) cà phê. Tuy nhiên, gần đ}y, khi thị trường c{ phê đạt đến điểm bão hòa, sản lượng chè của Hàn Quốc đ~ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010‒2014, cũng như nhập khẩu chè trong giai đoạn 2009–2015, mặc dù thuế suất rất cao (513,6% đối với chè xanh, so với 40% đối với chè đen, 8% đối với cà phê rang/xử lý v{ 2% đối với cà phê hạt thô).

Trà xanh Hàn Quốc có thể được phân thành nhiều loại dựa trên một số yếu tố khác nhau. Phổ biến nhất là mùa thu, hoặc thời điểm thu h|i trong năm (v{ do đó cũng theo kích thước của lá).

trà ujeonUjeon

Ujeon (우전; 雨前; lit. “pre-rain”), hoặc cheonmul-cha (첫물차; lit. “trà hái lần đầu tiên”), được làm từ những chiếc lá hái bằng tay được h|i trước Cốc Vũ (gogu, 20–21 tháng 4). Nhiệt độ pha lý tưởng cho trà ujeon là 50 °C (122 °F).
trà sejakSejak

Sejak (세작; 細雀; lit. “thin sparrow” hoặc dumul-cha (두물차; lit. “trà hái lần thứ hai”), được làm từ những chiếc lá hái bằng tay được hái sau Cốc Vũ (20–21 th|ng 4) nhưng trước Lập Hạ (ipha, 5–6 tháng 5). Tr{ còn được gọi là jakseol (작설; 雀舌; “lưỡi chim sẻ”) vì l| tr{ được h|i khi chúng có kích thước bằng lưỡi chim sẻ. Nhiệt độ ngâm lý tưởng cho trà sejak là 60–70 °C (140– 158 °F).
trà jungjakJungjak

Jungjak (중작; 中雀; lit. “medium sparrow” hoặc semul-cha (세물차; lit. “trà hái lần thứ ba”), được làm bằng lá hái sau Lập Hạ (ngày 5–6 tháng 5) cho đến giữa tháng 5. Nhiệt độ ngâm lý tưởng cho trà jungjak là 70–80 °C (158–176 °F).
trà daejakDaejak

Daejak (대작; 大雀; lit. “big sparrow” hay kkeunmul-cha (끝물차; lit. “trà hái lần cuối cùng”), được làm từ lá trà hái vào cuối th|ng 5 v{ sau đó. Nó thường được làm thành túi trà hoặc dùng trong nấu ăn. Nhiệt độ pha lý tưởng cho trà daejak là 80–90 °C (176–194 °F).

Các dạng trà khác nhau:

Ipcha (yeopcha)

Các từ ipcha (잎차) và yeopcha (엽차; 葉茶)là trà lá rời, thường tr|i ngược với trà trong túi lọc.

Garucha (Malcha)

Từ garucha (가루차) và malcha (말차; 末茶) đề cập đến bột trà.

Trà được diệt men bằng cách sao hoặc hấp.

Deokkeum-cha (bucho-cha)

Sao là cách chế biến trà truyền thống và phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Cũng được dịch thành “chè sao chảo/pan-fried tea”, các loại deokkeum-cha (덖음차; lit. “trà rang sấy/roasted tea”) hoặc bucho-cha (부초차; 麩炒茶; lit. “trà rang sấy/roasted tea”) có hương vị đậm đ{ hơn.

Jeungje-cha

Hấp ít phổ biến hơn trong chế biến trà xanh của Hàn Quốc, nhưng phương ph|p này vẫn được sử dụng trong ẩm thực đền chùa. Tr{ được pha bằng lá trà hấp, được gọi là jeungje-cha (증제차; 蒸製茶; lit. “trà hấp”), có màu sắc sặc sỡ hơn.

Các vùng phía nam, ấm |p hơn như Boseong ở tỉnh Nam Jeolla, Hadong ở tỉnh Nam Gyeongsang v{ đảo Jeju nổi tiếng về sản xuất lá trà chất lượng cao.

Banya-cha

Banya-cha (반야차; 般若茶; lit. “trà bát nhã/ prajñā tea”) là một trong những loại trà xanh nổi tiếng nhất của Hàn Quốc. Loại trà hấp n{y được phát triển bởi các nh{ sư Phật giáo ở Boseong. Tr{ được trồng trên đất thịt pha cát gần núi và biển. Từ banya là phiên âm tiếng Hàn của khái niệm prajñā trong Phật giáo.

Jungno cha

Jungno-cha (죽로차; 竹露茶; lit. “tr{ sương tre/bamboo dew tea”) là một trong những loại trà xanh nổi tiếng nhất của Hàn Quốc. Loại tr{ rang được làm từ lá trà mọc giữa các cây tre ở Gimhae, Hadong và Jinju ở tỉnh Nam Gyeongsang.

Trà xanh có thể được pha trộn với các thành phần khác.

Hyeonmi-nokcha

Nokcha (trà xanh) trộn với hyeonmi-cha (trà gạo lứt) được gọi là hyeonminokcha (현미녹차; 玄米綠茶; lit. “trà xanh gạo lứt”).

Remon-nokcha

Nokcha (trà xanh) pha với chanh được gọi là remon-nokcha (레몬 녹차; lit. “trà xanh chanh”).

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Green_tea

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *